Thông báo:
Từ 1 đến 31/12 Share123.vn giảm giá các template blogspot còn 100k

Đồng Tháp sáp nhập TTGDTX và trường nghề

(GD&TĐ) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt đề án thành lập Trung tâm (TT) Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên (GDTX) và Trường Trung cấp nghề - GDTX cấp huyện thuộc tỉnh, trên cơ sở hợp nhất TT dạy nghề với TTGDTX và trường Trung cấp nghề với TTGDTX cấp huyện.

Khắc phục đầu tư dàn trải, lãng phí

Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có 12 TTGDTX; 1 trường CĐ nghề Đồng Tháp; 3 trường Trung cấp nghề và 8 Trung tâm dạy nghề.

Như vậy, ở từng huyện, thị xã, thành phố đều tồn tại song song 2 loại hình Trung tâm, Trường là: TTGDTX; TT dạy nghề và Trường Trung cấp nghề.

Tỉnh Đồng Tháp cho biết đã khảo sát thực tế tại các huyện, thị xã, thành phố và các TT; trường Trung cấp nghề cho thấy bọc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dàn trãi, gây tốn kém, lãng phí, không tận dụng được cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ yêu cầu đào tạo.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý và giáo viên bố trí chưa hợp lí, có nơi thừa, nơi thiếu, phân tán nguồn lực. Hầu hết các TTGDTX có đội ngũ cán bộ, nhân viên đảm bảo đủ yêu cầu đào tạo, trong khi đó các TTdạy nghề, Trường trung cấp nghề chưa đảm bảo đủ biên chế được UBND tỉnh giao. Nhân lực của TT dạy nghề, Trường trung cấp nghề chủ yếu là cán bộ quản lý và nhân viên, còn giáo viên thì không có hoặc có rất ít, không đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

Mặt bằng các TTGDTX cơ bản không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Mức độ đầu tư trang bị thiết bị dạy học giữa Trung tâm, Trường cũng rất khác nhau. TTGDTX được trang bị rất khiêm tốn, không đáp ứng yêu cầu hoạt động. TT dạy nghề; Trường trung cấp nghề được trang bị khá đầy đủ nhưng chưa khai thác hết công năng hoặc không phù hợp với các ngành nghề đang đào tạo nên có tình trạng cho các cơ quan, đơn vị khác tạm mượn làm việc hoặc cho các doanh nghiệp thuê mướn mặt bằng để sản xuất gia công.

Bên cạnh đó, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của TT, Trường là GD&ĐT, bồi dưỡng nhân lực có kiến thức, trình độ kỹ thuật tham gia sản xuất, hoạt động dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương; cả hai trung tâm cùng có chức năng liên kết đào tạo, nên hoạt động trên cùng địa bàn sẽ “chồng chéo” nhau, dễ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến công tác GD&ĐT ở địa phương.

Tạo điều kiện HS THCS kết hợp học văn hóa, học nghề

Do đó, việc thành lập TT Dạy nghề - GDTX và Trường Trung cấp nghề - GDTX trên cơ sở hợp nhất TT dạy nghề và TTGDTX; Trường trung cấp nghề và TTGDTX  là vấn đề cấp bách và cần thiết với chức năng vừa thực hiện nhiệm vụ GDTX, vừa thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do nhà nước.

Sau khi thành lập, sẽ bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ dạy bổ trợ văn hoá cho nghề đào tạo, được liên kết đào tạo TCCN theo quy định. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học sinh tốt nghiệp sau THCS không đủ điều kiện vào học các Trường THPT vừa học GDTX vừa học TCCN, trung cấp nghề theo quy định. Tăng cơ hội học văn hóa, học nghề của người lao động tại địa phương, từng bước thực hiện phổ cập THCS, THPT và phổ cập nghề...

Khi Trung tâm, Trường sáp nhập và đi vào hoạt động ổn định, dự kiến mỗi năm sẽ tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho khoảng 1.000 lao động có nhu cầu học nghề tại địa phương và có trên 2.500 học viên theo học GDTX cấp THCS; THPT hàng năm.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế của địa phương tham gia ký kết hợp đồng đào tạo nghề, tuyển chọn lao động tại địa phương có tay nghề phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời tạo điều kiện cho người lao động sau khi học nghề có thể tự mở ra các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.

Việc thành lập Trung tâm, Trường được thực hiện đồng loạt bắt đầu từ đầu năm 2014. Với những địa phương không có Trung tâm Dạy nghề tạm vẫn giữ nguyên mô hình hoạt động của TTGDTX - kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh. Riêng TTGDTX thành phố Sa Đéc bổ sung thêm chức năng Hướng nghiệp - Dạy nghề phổ thông.

Cuba sắp tập trận lớn trên toàn quốc

(TNO) Ngày 17.11, Cuba tuyên bố kế hoạch tiến hành cuộc tập trận toàn quốc lớn nhất trong vòng bốn năm qua, với sự tham dự của lực lượng vũ trang và cả người dân nước này nhằm bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược.

Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba đứng đầu chỉ huy các bài diễn tập trong cuộc tập trận mang tên Pháo đài-2013, kéo dài từ ngày 19-22.11, theo AFP.
Đông đảo binh sĩ và cả người dân Cuba sẽ tham gia cuộc tập trận này, bao gồm các bài diễn tập tác chiến, với chiến lược tiến hành một cuộc chiến tranh toàn dân (kết hợp binh sĩ và người dân) nhằm ứng phó với tình huống Cuba bị xâm lược.
Theo AFP, các quan chức Cuba luôn nhắc nhở người dân nước này rằng Cuba luôn có nguy cơ bị xâm lược và Mỹ đã chiếm Cuba hai lần, giai đoạn 1898-1902 và 1906-1909. Mỹ cũng can thiệp quân sự vào Cuba từ năm 1917-1922.
Phúc Duy

Nga bị nghi đặt trạm định vị vệ tinh do thám Mỹ

(TNO) Quân đội và tình báo Mỹ âm thầm ngăn chặn Bộ Ngoại giao Mỹ cấp phép thiết lập các trạm phát tín hiệu cho hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS của Nga trên đất Mỹ, do tình nghi Moscow dùng GLONASS để do thámWashington.

Nga đã gửi đề nghị đến Mỹ cho phép xây dựng các trạm phát tín hiệu của hệ thống GLONASS, tương tự như GPS trên đất Mỹ hồi tháng 5.2012, nhưng Washington vẫn đang xem xét, đài Russia Today ngày 17.11 đưa tin.
Kể từ tháng 5.2012 đến nay, Nga và Mỹ đã có hàng loạt các buổi thương lượng về việc cấp phép cho Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) đặt các trạm phát tín hiệu GLONASS trên đất Mỹ, nhưng Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Lầu Năm Góc kịch liệt phản đối đề nghị của Nga.
CIA và Lầu Năm Góc tình nghi Nga sẽ dùng những trạm phát tín hiệu này để thu thập thông tin tình báo và những mục đích quân sự khác, theo tờ The New York Times (Mỹ).
“Trong những tháng gần đây, CIA và Lầu Năm Góc âm thầm tiến hành các chiến dịch nhằm ngăn chặn Bộ Ngoại giao Nga xây dựng hàng chục trạm phát tín hiệu GLONASS”, tờ The New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên.
Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc Nga xây dựng trạm phát tín hiệu GLONASS không phải là mối đe dọa cho nước Mỹ.
Nga luôn khẳng định việc xây dựng trạm phát tín hiệu là nhằm tăng cường độ chính xác của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, và Moscow không muốn dựa vào GPS của Mỹ.
Phúc Duy

Giả thuyết mới về nguồn gốc của sự sống

Các nhà khoa học làm thí nghiệm mô phỏng sự va chạm giữa sao chổi và các thiên thể băng giá để tìm ra nguồn gốc sự sống trong Thái Dương hệ.

astrobio-9152-1379410008.jpg
Sự va chạm của một hành tinh với sao chổi có thể tạo ra axit amin là nguồn gốc cho sự sống. Ảnh: Matthew
Sao chổi và các thiên thể băng giá chứa một số yếu tố nền tảng cho sự sống, tuy nhiên cần phải có một tác động va chạm để kích hoạt những yếu tố nền tảng này lên một mức độ cao hơn.
Đầu tiên các nhà khoa học tạo ra hỗn hợp nước đóng băng và các hóa chất hữu cơ nhẹ dựa trên những gì đã quan sát thấy trên sao chổi và nghi ngờ tồn tại trên các vệ tinh của Sao Thổ. Sau đó, họ tạo ra sự va chạm bằng cách bắn vào hỗn hợp bởi một viên đạn thép với tốc độ rất cao 7 km/s.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vụ va chạm tạo nên một số axit amin, trong đó có một lượng ngang nhau của D-alanine và L-alanine. Khi phân tích các mẫu băng tương tự (không có va chạm) không thấy xuất hiện những dấu hiệu để hình thành protein cần thiết cho sự sống. Kết quả cũng cho thấy băng giá đóng một vai trò quan trọng trong Thái Dương hệ, nó có thể là nguyên liệu cho sự sống ban đầu.
Quá trình thử nghiệm được tiến hành hai lần cách nhau một năm để thấy rằng axit amin họ tạo ra không phải do tình cờ. Các nhà khoa học cũng phải bỏ rất nhiều công sức để giữ cho hỗn hợp nước đóng băng và thiết bị tách biệt với môi trường bên ngoài.
"Chúng tôi cần tất cả mọi thứ cực kỳ sạch sẽ và chúng tôi cần chỉ ra rằng kết quả được lặp lại như trước, nghiên cứu này là một bước tiến quan trọng vì nó vượt ra ngoài các mô phỏng tác động rất nhiều", Zita Martins thuộc Đại học Hoàng gia London của Anh, tác giả chính bài báo báo, cho hay.
“Có rất nhiều lý luận trước đây, nhưng mỗi khi chúng được đưa ra đều bị chỉ trích vì không tiến hành thử nghiệm, sự thành công của thí nghiệm này là tiền đề để nhiều nghiên cứu khác nối tiếp sau đó”, Zita Martins cho biết thêm.
Sự sống trên trái đất có thể do sao chổi băng đâm vào lớp vỏ đá trái đất trong một vài tỷ năm trước. Nghiên cứu này cũng cho thấy nguồn gốc và làm gia tăng cơ hội xuất hiện sự sống trong Thái Dương Hệ chúng ta.

Phục hồi rừng Trường Sơn

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam vừa khởi động chương trình phục hồi rừng ở dãy Trường Sơn, khu vực biên giới Lào và Việt Nam.

Loài Sao la. Ảnh: WWF.
Sao la, một loài thú quý hiếm và đặc hữu của khu vực Trường Sơn. Ảnh: WWF.
Chương trình được thực hiện tại 20 xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, đây là một hoạt động của Dự án “Dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học” (CarBi) do WWF khởi xướng. Trong đợt trồng rừng này, các cây bản địa sẽ được trồng mới trên 200 ha và hơn 430 ha rừng tại những điểm trọng yếu của hai tỉnh.
Năm 2014, chương trình sẽ tiếp tục trồng thêm cây bản địa trên 250 ha và xúc tiến tái sinh rừng tại 2.970 ha cũng tại khu vực trên.
Theo đánh giá của chuyên gia bảo tồn, trung Trường Sơn là một trong những nơi có độ đa dạng sinh học cao của khu vực và trên thế giới, với rất nhiều loài thú quý hiếm và chỉ có thể tìm thấy tại đây như sao la, voọc, mang Trường Sơn, mang lớn và thỏ vằn. Tuy nhiên, rừng đang bị phân mảnh do nhiều hoạt động của con người, đặc biệt là khai thác gỗ trái phép, săn bắn động vật hoang dã cũng như các phương pháp lâm nghiệp thiếu bền vững.
Sinh cảnh bị phân mảnh là một trong những nguyên nhân chính đe doạ “hành lang” sinh học tự nhiên, hạn chế các loài di chuyển và phối giống. Những hành lang sinh học là nền tảng cho sự sống còn của các loài quý hiếm sinh sống trong điểm nóng đa dạng sinh học này. Hiện có nhiều loài bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Nếu không có những nỗ lực tái tạo rừng, hệ sinh thái khu vực sẽ không thể phục hồi.
“WWF đang nỗ lực kết nối các mảng rừng bị chia cắt tại khu vực trung Trường Sơn để tạo ra những “hành lang” tự nhiên, nơi có thể đảm bảo sự di chuyển an toàn cho các loài quý hiếm của khu vực trong đó có loài sao la", tiến sĩ Lê Thuỷ Anh, Quản lý chương trình trung Trường Sơn của WWF-Việt Nam nói.
"Trồng các cây bản địa là một trong những hoạt động WWF đang thực hiện trong chương trình CarBi để tái tạo sự liên kết liền mạch của khu vực đa dạng sinh học độc đáo này", tiến sĩ Anh nói thêm.
Hợp phần Phục hồi rừng của dự án là một chiến lược bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng và được thực hiện với sự hợp tác của các hộ gia đình địa phương. Các hộ dân chính là những người sẽ thực hiện việc phục  hồi rừng, nơi cung cấp sinh kế cho họ.

Thầy Ơi



dòng thời gian vẫn trôi có nhiều khi nhớ về 
về ngày xa xưa, tháng năm vui buồn bên bạn bè ấm êm 
dường như ghế đá 
sân trường vẫn còn in dấu vết 
những ngày tháng thơ dại 
hàng me trên sân vẫn đó như ngày ấy 
vẫn toả bóng mát khung trời yêu 



ngược dòng thời gian em quay về lại dấu yêu hôm nào 
dòng đời bao năm đưa em trôi thật xa mái trường xưa 
tưởng rằng kỉ niệm xa xôi ngủ yên 
ngờ đâu giờ đây bỗng quay về 
ngược dòng thời gian em quay về lại đứng dưới hàng me 
lặng ngồi một mình em mong được nhìn thấy bóng dáng thầy 
giờ thầy nơi đâu thầy ơi có nghe lời em 
thầy ơi.... 

dòng thời gian vẫn trôi có nhiều khi nhớ về 
về ngày xa xưa, tháng năm vui buồn bên bạn bè ấm êm 
dường như ghế đá 
sân trường vẫn còn in dấu vết 
những ngày tháng thơ dại 
hàng me trên sân vẫn đó như ngày ấy 
vẫn toả bóng mát khung trời yêu 

 
ngược dòng thời gian em quay về lại dấu yêu hôm nào 
dòng đời bao năm đưa em trôi thật xa mái trường xưa 
tưởng rằng kỉ niệm xa xôi ngủ yên 
ngờ đâu giờ đây bỗng quay về 
ngược dòng thời gian em quay về lại đứng dưới hàng me 
lặng ngồi một mình em mong được nhìn thấy bóng dáng thầy 
giờ thầy nơi đâu thầy ơi có nghe lời em 
thầy ơi.... 
ngược dòng thời gian em quay về lại dấu yêu hôm nào 
dòng đời bao năm đưa em trôi thật xa mái trường xưa 
tưởng rằng kỉ niệm xa xôi ngủ yên 
ngờ đâu giờ đây bỗng quay về 

ngược dòng thời gian em quay về lại đứng dưới hàng me 
lặng ngồi một mình em mong được nhìn thấy bóng dáng thầy 
giờ thầy nơi đâu thầy ơi có nghe lời em 
thầy ơi.... 

giờ thầy nơi đâu thầy ơi có nghe lời em 
thầy ơi....

ngược dòng thời gian em quay về lại dấu yêu hôm nào 
dòng đời bao năm đưa em trôi thật xa mái trường xưa 
tưởng rằng kỉ niệm xa xôi ngủ yên 
ngờ đâu giờ đây bỗng quay về 
ngược dòng thời gian em quay về lại đứng dưới hàng me 
lặng ngồi một mình em mong được nhìn thấy bóng dáng thầy 
giờ thầy nơi đâu thầy ơi có nghe lời em 
thầy ơi.... 

dòng thời gian vẫn trôi có nhiều khi nhớ về 
về ngày xa xưa, tháng năm vui buồn bên bạn bè ấm êm 
dường như ghế đá 
sân trường vẫn còn in dấu vết 
những ngày tháng thơ dại 
hàng me trên sân vẫn đó như ngày ấy 
vẫn toả bóng mát khung trời yêu 

 
ngược dòng thời gian em quay về lại dấu yêu hôm nào 
dòng đời bao năm đưa em trôi thật xa mái trường xưa 
tưởng rằng kỉ niệm xa xôi ngủ yên 
ngờ đâu giờ đây bỗng quay về 
ngược dòng thời gian em quay về lại đứng dưới hàng me 
lặng ngồi một mình em mong được nhìn thấy bóng dáng thầy 
giờ thầy nơi đâu thầy ơi có nghe lời em 
thầy ơi.... 
ngược dòng thời gian em quay về lại dấu yêu hôm nào 
dòng đời bao năm đưa em trôi thật xa mái trường xưa 
tưởng rằng kỉ niệm xa xôi ngủ yên 
ngờ đâu giờ đây bỗng quay về 

ngược dòng thời gian em quay về lại đứng dưới hàng me 
lặng ngồi một mình em mong được nhìn thấy bóng dáng thầy 
giờ thầy nơi đâu thầy ơi có nghe lời em 
thầy ơi.... 

giờ thầy nơi đâu thầy ơi có nghe lời em 
thầy ơi....


THƯ GIẢN

cửa nhựa upvc, cua nhua upvc

Phương Mỹ Chi

Edaily.vn) - Phương Mỹ Chi đã được fan hâm mộ kêu gọi bình chọn tại Bài hát yêu thích. Ca khúc 'Quê em mùa nước lũ' của Phương Mỹ Chi trình bày được đề cử Bài hát yêu thích.
Phương Mỹ Chi được kêu gọi bình chọn tại Bài hát yêu thích

Mới đây, trên website của chương trình Bài hát yêu thích, ngôi sao nhí Phương Mỹ Chi bước ra từ cuộc thi The Voice nhí đã được đề cử tham gia tranh tài với ca khúc từng gây sốt Quê em mùa nước lũĐiểm đặc biệt và gây tò mò là người đề cử lại chính là nhạc sĩ Huy Tuấn, nhân vật từng có phát ngôn chê bai việc các ca sĩ trẻ đua nhau hát nhạc sến.

Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Tiến Luân, đã được “bầu show” mới của cô bé là ca sĩ Quang Lêmua độc quyền. So với phần trình diễn trong cuộc thi The voice nhí thì bản thu âm được đăng tải trên website không tình cảm và dễ gây nổi da gà cho người nghe bằng nhưng sự ngọt ngào trong giọng hát của cô bé Phương Mỹ Chi vẫn rất dễ lay động lòng người.

Phương Mỹ Chi được kêu gọi bình chọn tại Bài hát yêu thích
Trên các fanpage của cô bé Phương Mỹ Chi, các fan bắt đầu kêu gọi và hướng dẫn cách thức tham gia bình chọn cho thần tượng của mình. Sau MV Nỗi buồn mẹ tôi tạo nên hiện tượng kỷ lục về số lượt người xem thì nếu ca khúc Quê em mùa nước lũ nhanh chóng chiếm vị trí đầu bảng xếp hạngBài hát yêu thích thì chứng tỏ sức nóng và sức hút của Phương Mỹ Chi vẫn còn rất lớn.

Phương Mỹ Chi được kêu gọi bình chọn tại Bài hát yêu thích

Mặc dù không giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi nhưng cái tên Phương Mỹ Chi lại là đề tài nóng sốt và thu hút hơn cả từ sau khi cuộc thi kết thúc cho tới tận bây giờ. Khán giả yêu mến giọng ca của Chị Bảy có thể tham khảo cách thức bình chọn và nghe nhạc tại địa chỉ website của chương trình Bài hát yêu thích.